Lại nói về chuyện đi học Vật của thằng Cửu. Mấy bữa nay ả vợ Lân đang có chửa nên hay đi lái buôn cùng tên chồng để tìm thầy thuốc chăm sóc, còn mỗi bà cháu Cửu ở nhà. Với sự giới thiệu của chàng thanh niên Quý, ông thầy dạy Vật đó cũng mò được đến nhà của bà cháu Cửu.
- Cộc cộc! Có ai ở nhà không?
Bà cụ ở cửa. Nhìn thấy người lạ, bà ôn tồn hỏi:
- Thưa ông, ông đến nhà bà cháu tôi có việc gì ạ?
- Thưa bà – Ông thầy dạy Vật đáp – Tôi có cậu Quý bán rau làng này vì cậu ấy đã tình cờ gặp và cứu cháu gái tôi. Cậu ấy đã giới thiệu với tôi về đứa cháu của bà. Nghe nói là thằng bé muốn đi học Vật phải không?
- Vâng ạ, nhưng thưa ông, tôi không có tiền giả ông cho thằng Cửu ăn học ạ – Bà cụ ngài ngại đáp rồi mời ông ta vào nhà.
Khi đã ngồi xuống chiếc chõng cũa nhà bà cụ bị rách tơi tả, ông thầy dạy Vật nói:
- Bà chớ có ngại ngần gì cả! Khi nào bà giả được thì gửi thằng Cửu cho tôi dạy sau cũng được. Tôi sang thăm để tìm hiểu chút về hoàn cảnh của bà. Có phải đó chỉ là đứa cháu nuôi của bà không?
- Phải, thưa ông. Nhưng xin ông đừng nói cho cháu nó biết kẻo nó tủi thân.
- Thế bà không có con cháu hay sao?
- Thưa ông, tôi có một thằng con giai tên Lân và một đứa con dâu đang có chửa. Chúng nó đi lái buôn nên không có ở nhà. – Bà cụ đáp.
- Ồ thế à! Tôi tưởng hai anh chị Lân đi lái buôn có đủ tiền giúp bà chứ! – Ông thầy khá ngạc nhiên.
- Ôi chết ông ạ! Tôi quên chưa nói với ông về thằng con nuôi của tôi tên Đán. Cậu ấy cũng đi kiếm củi và hứa khi đủ tiền sẽ cho thằng Cửu học Vật. Thằng Cửu là có khao khát học Vật từ nhỏ rồi.
- Ờ, xem ra cậu ấy thì cũng giả được đấy, nhưng tôi để ý thấy cậu ta có mở một hiệu thuốc tên “Thầy lang Vương” hộ cái ông thầy vợ.
- Phải rồi! Nhưng xem ra thì đứa nào cũng giả được cả! Bằng hết cách, làm sao cho thằng Cửu đi học hành được là tốt rồi.
- Được rồi! Xem ra là thế! Cái hiệu thuốc đấy có giá trị đấy, nếu bán cả hiệu thuốc ấy cho tôi thì đủ tiền để thằng Cửu học Vật đấy!
- Vậy à! – Bà cụ từ phấn khích chuyển sang lo ngại – Thôi được, đời nào thì một thằng tử tế và tốt bụng như thằng Đán thì không bao giờ bán cả cái tài sản vô cùng giá trị của thầy u nhà nó cho một ông thầy dạy Vật như ông đâu. Nếu như hiệu thuốc ấy chưa được lập, thì có lẽ, hôm nay thằng Cửu lên đường theo thầy được rồi đó!
- Được rồi! Cậu ta làm nghề bán củi, nếu cậu ta đã trót làm chuyện ấy để giúp ích cho thầy nhà cậu ta thì thôi, ta không can ngăn chuyện vợ chồng nhà cậu ta đâu. Đó là tình hiếu thảo mà cậu ta muốn dành cho thầy u nhà cậu ta.
- Tình hiếu thảo? – Bà cụ lẩm bẩm lại ba chữ ấy. Đúng! Từ trước tới đây khi nuôi tên Lân đến khi hắn lấy vợ có con đến bây giờ, bà cụ chưa được hưởng mùi vị đó. Số phận bà cụ đáng thương. May thay, trời ban cho bà một đứa con trai nuôi như anh Đán và cả đứa cháu Cửu nữa, bà mới thấm trọn được ngữ nghĩa của ba cái từ ấy.
Rồi bà cụ nói:
- Vâng, vậy thì tốt nhất là ông cứ đợi. Ông vào xem thử thằng bé Cửu đi, rồi cho nó học thử, để xem nó có thích không. Nó đang ngồi nghịch trong nhà bếp đấy, thưa ông!
Ông thầy dạy Vật liền mò xuống bếp gặp ngay Cửu đang mân mê với bộ đồ chơi que gỗ của cậu.
- Này Cửu! Nghe nói cậu rất thích học Vật đúng không? Xin lỗi vì làm phiền cậu một chút, nhưng ta...
.
Cửu giật mình ngước đầu lên và thấy bóng dáng cao to của ông thầy dạy Vật. Trên tay ông ta nắm sợi dây thừng và cái khăn cuốn đầu màu đỏ dành cho đô vật. Cửu ngạc nhiên hỏi ông ta:
- Sao ông lại vào nhà cháu được? Ông là ai?
- Ta sẽ là thầy dạy Vật của cậu đấy. Thử ngồi dậy và kéo cái dây thừng này đi. Ta sẽ đặt một cái que gỗ của cậu xuống đất để làm dấu. Nếu ai kéo cái dây thừng qua dấu thì sẽ thắng.
Cửu vâng lời ngay. Cậu ra sức dùng tay để kéo sợi dây thừng về phía mình, nhưng ông thầy còn khoẻ hơn cậu gấp bội. Thế mà Cửu không nản lòng, ý chí của cậu bé quả là kiên cường. Cậu đã cố gắng hết sức. Khi cậu đã đuối và mệt mỏi nhưng cậu vẫn không chịu buông chiếc dây, ông thầy mới bảo:
- Chúng ta thôi vậy. Ta khen cậu là người có ý chí, can đảm và rất xứng làm học trò của ta! Học Vật thì tất thảy phải có những thứ đó. Đợi khi nào bà của cậu giả tiền thì cậu hãy chuẩn bị lên đường theo ta đi học.
- Vâng ạ! – Cửu đáp, trong lòng vui sướng vì đã gần như vượt qua thử thách của ông thầy dạy Vật đó.
Ông thầy dạy Vật rất hài lòng về Cửu. Ông thấy bà cụ nghèo nên cũng định không đòi hỏi bà cụ tiền nong gì cả mà xin nhận cho Cửu đi học luôn. Thế nhưng khi ấy ở kinh kì có hội đấu Vật, học trò lớn của ông sẽ tham gia, thế là ông ta đành phải đi ngay.
Bà cụ nói:
- Thưa ông, nếu ông không phiền thì tối nay quay lại nhà tôi chứ?
- Vâng, khi đó thì hết ván đấu của học trò tôi rồi, tối nay tôi sẽ lại ghé đến – Ông thầy đáp, rồi cất bước theo bóng mấy cậu học trò tới kinh kì ngay.
Thầy dạy Vật đi rồi, bà cụ mới quay xuống bếp tìm thằng Cửu. Thấy cậu bé đang chuẩn bị bắc bếp lên đun, bà cụ hỏi:
- Sướng không hả cháu?
- Vui lắm bà ạ, đợi khi nào thầy Lân hoặc chú Đán giả tiền là con sẽ được đi học Vật ngay! – Cửu đáp.
Nhưng rồi, cậu nép mình xuống:
- Nhưng mà.
.
.
(Còn tiếp)