Kể từ khi ấy, Cửu tập luyện quá sức do bị ông thầy dạy Vật (không phải ông thầy dạy Vật năm xưa Cửu theo ông ta xuống dưới thuyền, mà đó là ông thầy dạy Vật khác trẻ hơn mười mấy tuổi. Ông ta dạy Cửu khi Cửu lên mười sáu. Ông ta hay thúc ép Cửu này nọ, có cãi ông ta cũng chẳng được. Còn ông thầy dạy Vật cũ nghỉ hưu rồi, thỉnh thoảng anh tham gia hội thi Vật nào đó thì ông ta đi cùng với ông thầy dạy Vật hiện tại cho Cửu) và các bạn học thúc ép. Tâm trí anh chỉ nghĩ đến người bà, rồi có khi, anh nện trúng đầu hoặc va đầu phải tường ra sao, anh không nhớ, anh đau đầu quá rồi ngất đi. Khi mở mắt tỉnh dậy, anh thấy mình nằm trong nhà, đứng trước mặt là mẹ con bà mụ Lân và cô Hậu nhìn anh đầy vẻ lo lắng.
- U với cả em Hậu lo cho con quá! Con vẫn tập được bình thường mà! – Cửu thều thào.
- Cứ độ này thì tao phải gọi thầy lang cho mày thôi! – Bà mụ Lân phe phẩy cái quạt tre thở dài.
Hậu thì chạy xuống bếp, cô bưng bát cơm nóng hổi với món thịt nướng mà Cửu vẫn thích, nhè nhẹ bảo:
- Anh Cửu, anh ăn đi.
- Thầy dạy Vật của tôi bảo là không ăn đồ nướng khi tập đâu! Bị bệnh béo phì thì chết dở! Thầy ta tư vấn cả thầy lang để khuyên bảo nữa kìa! Cô cất bát vào trong đi, còn để cho u với cô ăn, tôi khoẻ như voi thế này thì thôi!
- Anh Cửu ơi, ăn đi mà!
- Thôi đi con! Cất bát vào bếp, tí nữa u xuống bếp ăn. Cái lão dạy Vật cho thằng Cửu độc ác thật! Độc ác thật đấy, học hành với cái lão ấy thì được cái quái gì đâu! – Bà mụ Lân bảo cô Hậu, rồi mụ ta lẩm bẩm – Chậc chậc! Chả hiểu cái ông thầy dạy Vật cũ có già đến nỗi lẩm cẩm hay không nữa mà nghỉ dạy cho thằng Cửu luôn rồi. Ông ta còn hiền hơn cái lão thầy này gấp bội, thế mà giờ đây để mặc cho thằng Cửu học với ông thầy ác như thế đấy!
Rồi mụ nói:
- Cửu à! Nếu mày không ăn thì ngủ sớm đi giữ gin sức khoẻ. U sẽ ra nói chuyện với ông thầy con đã. Đồ độc ác! Dạy cho học trò như thế đấy, bảo sao Cửu khoẻ như voi, nhưng cũng có lúc mệt cơ chứ?
- Con mệt, vì bà con mất, u ạ. Với lại xin u đừng có chửi thầy dạy Vật của con, kẻo thầy ấy nghe thấy thì...
. – Cửu nhè nhẹ đáp. Anh định nhắm mắt chìm vào giấc ngủ. Thế nhưng bà mụ Lân văng một tiếng chửi tục:
- Láo toét! Mày lại bị thần kinh hả, cụ ấy chết từ thuở nào rồi, còn thương nhớ mãi. Ừ, xưa nay tao cứ tưởng đàn ông chúng mày gặp ả thiếu nữ xinh xắn là phải lòng, mất ăn mất ngủ. Nay tao mới biết là bà mày mất mà cũng để như thế được đấy!
- Đó là việc của con, không phải việc của u đâu mà!
Cửu quát lên một tiếng làm kinh động cả căn nhà. Bà mụ Lân và cô Hậu im lặng nhìn anh một cách đầy ái ngại, rồi hai mẹ con mụ ta cắm mũi xuống bếp ăn cơm. Cửu thì đánh một giấc say sưa. Lâu rồi anh mới có giấc ngủ ngon đến thế, chứ những lúc học với ông thầy hiện tại, có đêm anh phải thức trắng, rồi sáng hôm sau, anh chỉ muốn ngủ gật, nhưng bị tên to con trong lớp cốc đầu:
- Dậy đi, đồ lười nhãi! Học vật học võ mà biếng như con sâu vậy đấy à? – Câu nói của hắn còn văng vẳng trong tâm trí của Cửu.
Lại vọng từ trong nhà ra tiếng của cô Hậu:
- U à, anh Cửu rất yêu bà, anh ấy mệt mỏi vì bà mất thì cũng nên thông cảm thôi u ạ, xin u đừng nặng lời với anh Cửu như thế.
Cửu nghe vậy thì thở dài, may ra vẫn còn có người con gái nết na ấy giúp đỡ cho anh. Anh cũng cảm kích tấm lòng của cô Hậu. Hậu chăm chỉ, là cô gái có nề nếp. Cô không thừa hưởng cách giáo dục của cha mẹ, vì từ hồi nhỏ, cô được Đán – con trai nuôi của bà cô đem về chăm sóc, nên tính nết khắc hẳn thầy u. Cô cũng sợ hãi lão Lân mỗi khi lão ta say. Cô sợ đến nỗi lão ta đánh cho tím bầm, rồi những câu chửi rủa:
- Á à! Mày được thừa hưởng cách giáo dục của thằng cha Đán kia đấy! Mày không lấy chồng để cút đi cho khuất mắt tao à! Hay tao chở mày đi lái buôn, rồi quảng xác mày ở làng nào cho đỡ ngứa mắt nhá? Con gái con đứa…
Rồi khi lão Lân chết, Hậu cũng khóc nhiều ấy chứ, đến nỗi cô bị gầy gò đến đáng thương, mấy tháng liền chữa chạy thầy lang thì cô mới đỡ hẳn. Nghe tin anh trai cô là Trạng Cửu về làng, cô vui mừng khôn xiết, căn dặn các vị khách đang ăn cỗ trong nhà:
- Các bác, các vị à! Trạng Cửu là anh giai tôi, thế nên nếu gặp anh ấy thì nói chuyện niềm nở như chủ nhà gặp khách khứa vậy. Lâu rồi anh ấy vắng mặt ở làng, mười mấy năm giời mới về, thế nên các vị ăn uống hết sức chu đáo, đừng để anh Cửu ngạc nhiên quá, có cái gì thì giải thích cho anh ấy hiểu hết, các vị nhớ chưa ạ?
Chiều đến, tia nắng nóng qua của sổ khiến Cửu bàng hoàng giật mình tỉnh dậy. Anh đã ngủ bao lâu rồi? Liệu ngủ lâu như thế thì anh có bị thầy dạy Vật khiển trách không? Trưa nay, u nuôi với cô Hậu có ngủ ngon không. Anh cười, tự trách bản thân mình, lao xuống sân nhà là tập đánh đấm với con nộm gỗ ngay. Con nộm này vốn là ông thầy cũ cho anh để anh học Vật mà! Nhưng anh không có tâm trạng nữa. Anh định quẳng búp bê xuống sông nhân lúc đi xem người ta lái buôn (một trò chơi khá tẻ nhạt). Nhưng đó là thứ thầy anh để lại, anh thở dài, gác nó vào góc tường, rồi ngồi đó suy nghĩ, nghĩ về bà, nghĩ về thầy u ruột, nghĩ về lão Lân năm xưa quát mắng chửi rủa đương lúc say rượu, rồi tiếng an ủi của ông thầy dạy Vật cũ… Nó cứ luẩn quẩn trong tâm trí anh. Trong đêm tối, lúc bà mụ Lân và cô Hậu mó xuống sân tìm Cửu, thì anh ngáy khò khò trong đêm tối, với con nộm gỗ mục nát.
- Thằng cha Cửu kia! Con nộm gỗ quỷ quái ấy thì tập với chả tành cái gì! – Mụ Lân lại cáu gắt. Rồi mụ định đánh thức Cửu dậy.
Cửu giật mình dậy thật sự.
- Hả? Thầy ơi! Trò chưa tập tốt sao?
Nhưng rồi, Cửu nhận ra bóng dáng của bà mụ Lân đầy nhọ bếp và khói bếp. Anh trấn tĩnh lại, nhẹ nhàng hỏi:
- Ơ u? U ăn cơm chưa, con không đói bụng đâu, u đi ăn đi.
- Cái gì? Thế mày nhịn đến bao giờ hả Cửu! Ngồi dậy, vào bếp ăn cơm ngay cho u, không nói năng gì nữa! Ông thầy dạy Vật lên tỉnh đăng kí cho mày tham gia hội thi Vật rồi. Ông ta mới đi chiều nay, không có ở đây!
- Ra thế ạ, thôi thì con cũng xin vâng lời của u! – Cửu đáp.
Đột nhiên, Cửu thấy bụng anh đói sôi lên. Anh ôm đầu choáng váng chạy vào bếp, vừa ngồi xuống bàn là gục đầu xuống, anh buông cái đũa tre hồi nãy còn cầm trên tay, thều thào bảo:
- Con không sao đâu, u ạ…
- Đấy! Tình hình của mày mà đã thành ra thế này thì chẳng thể nhịn được nữa đâu! Đi thầy lang chữa trị đi!
Mụ Lân lo lắng nâng cằm của Cửu lên dậy, mụ đặt đũa bát đàng hoàng vào tay anh, anh mới chịu và từng hạt gạo một bằng cách buồn tẻ, chán nản, uể oải và đầy mệt mỏi. Qua đôi mắt mờ mờ của Cửu giờ chỉ nghĩ đến việc học Vật và người bà đã quá cố.
.
.
(Còn tiếp)