Cô Đơn Vào Đời

Cô Đơn Vào Đời

Cập nhật: 05/04/2024
Trạng thái: Hoàn Thành
Lượt xem: 46,521
Đánh giá:                      
Ngôn Tình
     
     

Tôi vốn cho rằng sau khi chúng tôi tách lớp thì mọi việc sẽ bình lặng lại. Thế nhưng tiết đầi tiên của cô giáo chủ nhiệm mới đã làm cho tôi toát mồ hôi hột. Giáo viên chủ nhiệm mới của lớp tôi tên là Lý Anh, dạy môn vật lý.

Đứa con gái nào trong sự nghiệp đi học từ cấp I cho đến cấp III cũng ít nhất phải gặp một cô giáo khác thường. Có người đã quên, còn có người trí nhớ tốt sẽ cùng với tôi chia sẻ những cảm xúc trong thời gian này.

Lần đầu tiên gặp cô Lý Anh, suy nghĩ đầu tiên của tôi là phụ nữ mà xấu được như thế không phải chuyện dễ dàng. Nói cô Lý Anh xấu, không phải vì cô có chiếc mũi lợn hay chiếc tai lừa khác với ngũ quan thông thường của con người mà là vì ngũ quan của cô rất bình thường nhưng nhìn tổng thể rất khó ưa. Mặt cô lúc nào cũng nặng như đeo đá, ánh mắt cô lúc nào cũng ẩn chứa cái nhìn độc ác. Vì thế khi tôi nhìn thấy Dung mama trong bộ phim Hoàn Châu cách cách, tôi phải giật cả mình tự hỏi tạo sao cô chủ nhiệm lại chạy đi đóng phim thế này?

Tôi nghe những anh chị lớp trên kể, cô Lý Anh là một cô giáo vô cùng khó tính, nghiêm khắc nhưng giảng bài lại rất hay. Những lớp cô dạy lớp Mười hai, đi thi đại học, tỉ lệ đỗ luôn cao nhất. Tôi còn nghe kể là cô có một đứa con trai bị thiểu năng trí tuệ, hàng ngày đóng đô ở cửa hàng tạp hoá trong trường, trước sân bóng rổ.

Cửa hàng tạp hoá đó nghe nói do em gái cô Lý Anh mở. Hàng ngày, cô ấy bán đồ ăn vặt cho học sinh như bánh, ô mai, nước Cocacola, nhân tiện giúp cô Lý Anh trông coi thằng bé. Ví dụ như nếu thằng bé có chạy đi đâu xa thì lôi nó về. Hay nếu như có học sinh nào bắt nạt, trêu chọc thằng bé, cô ấy sẽ quát cho vài câu… Ở trường cấp III, những câu chuyện về thầy cô giáo và các “hot girl” luôn luôn kể không hết.

Lần đầu tiên lên lớp, cô ta dành bốn mươi lăm phút để ba hoa với chúng tôi. Cô ngồi liệt kê những học sinh cô đã từng dạy. Những ai đã dỗ vào trường Đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, những ai đã đi sang Mỹ học Harvard, những ai đã vào trường Oxford v.

v … và những tiết học sau đó, cô luôn mồm nhắc lại tên những con người đó, nhưng nói nhiều nhất là câu: “Các em phải học tập các anh chị đi trước, đó đều là những học sinh ưu tú của tôi.

Thật bi thảm làm sao, những con người đã đỗ vào các trường đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa, Harvard hay Oxford đó sau khi tốt nghiệp có lẽ đã chẳng còn nhớ nổi giáo viên nào tên là Lý Anh, cũng chẳng bao giờ nhắc đến tên cô trước mặt mọi người khác. Còn tôi, người cô luôn nói là “Sau này có lẽ cô chẳng làm nên trò trống gì đâu!

” lại đang rất lấy làm vui vẻ viết những dòng chữ này kể về cô, để cho cô có thể lộ nguyên hình trong cuốn sách này, nhớ về cô trước mặt tất cả mọi người.

Cô lý Anh là người duy nhất trên đời này, trừ mẹ tôi ra, không ngại ngùng mắng chửi tôi trước mặt mọi người.

Cô đã có lúc làm tôi bức xúc đến nỗi muốn tự sát.

Cô đã từng có lúc cay nghiệt nói tôi trước lớp: “Thuỷ Tha Tha, em không có lòng tự trọng đúng không? Em thật là đồ vô tích sự, đồ bỏ đi! Thật đúng là không biết nhục!

Ngày đầu tiên cô lên lớp, cô đã lôi tôi ra trước lớp, lên giọng dạy dỗ tôi: “Thuỷ Tha Tha, môn vật lý của em tồi quá! Thuỷ Tha Tha, em làm thế nào thế? Thuỷ Tha Tha, em cứ thế này không được, học sinh của tôi ai ai đó đang dạy khoa Vật lý trường Thanh Hoa…” Lúc cô xa xả mắng vào mặt tôi, tôi không dám ngước mắt lên nhìn vào mắt cô bởi vì tôi sợ ánh mắt đầy ác độc đó. Ánh mắt đó làm tôi cảm thấy đau đớn.

Một học sinh không thích một giáo viên, có lúc là chẳng có lý do chính đáng nào, cũng giống như một người con trai không thích một người con gái có thể đơn giản chỉ vì ngực cô ta quá nhỏ. Một học sinh không thích một giáo viên có thể bởi vì người giáo viên đó quá thấp, cũng có thể bởi vì quá béo, hay có thể vì người đó có dáng đi rất buồn cười, và tất cả những điều đó chẳng có liên quan gì đến trình độ của họ cả.

Tôi không thích cô Lý Anh bởi vì cô có đối mắt ác hiểm giống hệt Dung mama, thêm vào đó cô lại dạy đúng cái môn mà tôi ghét cay ghét đắng nhất - môn vật lý.