Sau đó, khi nhà Trần rơi vào tay nhà Hồ, quân Minh lại lăm le muốn xâm phạm bờ cõi nước ta, bọn chúng bề ngoài thì lấy danh nghĩa là "Phù Trần diệt Hồ" nhưng bên trong lại âm thầm càn quét, tấn công những nơi có người không chịu quy thuận và phản đối chúng.
Câu chuyện về sự biến mất của một ngôi làng ở phía nam kinh thành chính là một điển hình cho tội ác của bọn giặc Minh ấy.
Đến khi nhà Hồ bị thất bại trong việc ngăn chặn sự tấn công của lũ giặc phương Bắc ấy, thôn Vĩnh Dạ đã hoàn toàn tránh xa sự đời ở bên ngoài vùng núi này rồi.
Ông Nguyễn Cao Kỳ dừng lại câu chuyện của mình với ánh mắt sáng rực đong đầy nỗi niềm hạnh phúc và bồi hồi nói. "Ông cha bọn ta cứ như vậy mà ở đây ẩn cư suốt hơn ngàn năm trời, không hề biết gì về thế giới bên ngoài kia...
. cho tới một ngày.
.
"
Hơn năm mươi năm trước, cũng tại ngọn núi quanh năm bị hơi sương bao phủ lấy này.
Ngày hôm ấy, bầu trời bỗng nhiên bị mây đen bao phủ một tầng dày nhưng cả ngày trời vẫn không có lấy một giọt mưa nào rơi xuống. Người dân trong làng liền cho rằng đây chính là sự phẫn nộ của thần linh, họ cần phải lập lễ tế để cầu xin sự tha thứ ngay lập tức.
Và trong buổi lễ cầu khấn ngày hôm ấy, giữa lúc các thầy cúng trong thôn đang làm lễ cầu khấn thì có một nhóm khoảng bốn, năm người không biết từ đâu chạy đến, họ mặc những loại trang phục kì lạ mà trước nay dân làng chưa bao giờ thấy.
Thứ trang phục ấy thật khác so với họ, cả về kiểu dáng lẫn với chất liệu.
Đặc biệt là bộ trang phục của hai người nam nhân trẻ tuổi trong toán người kia.
"Áo của hai người trẻ đó là loại áo dài tay có cầu vai, màu nâu sờn, họ gọi đó là áo trấn thủ. Còn quần thì có màu xanh rất đặc trưng của một loại lá non trên rừng chỗ chúng tôi. Chân họ mang một đôi dép thoạt nhìn trông rất thoải mái, họ nói đó là dép cao su". Ông Cao Kỳ miêu tả.
Linh nghe câu chuyện của lão trưởng làng già kể, dựa theo lời miêu tả mà trong đầu không biết tại sao lại liên tưởng tới hình ảnh người lính cụ Hồ trong chiến tranh mà mình từng thấy lúc đọc cuốn sách về lịch sử thời chiến của ông nội để lại.
"Bộ đồ đó hình như ông nội em cũng có thì phải". Trang cảm thán.
Quân vội rút trong balo của mình ra một tấm ảnh rồi đưa cho ông lão trưởng làng. "Ông ơi, bộ trang phục mà ông nói.
.
. là bộ trang phục như trong bức hình này đúng không ạ?"
Ông lão vừa nhìn bức ảnh của Quân vừa run rẩy rơi nước mắt, ông nghẹn ngào, xúc động nói. "Phải.
.
. phải, dù đã hơn năm mươi năm trôi qua nhưng ông vẫn nhớ rõ lắm"
Các bạn khác nghe vậy thì cũng ngó đầu vào nhìn bức hình. Tuấn nhận ra ngay. "Đây là quần áo của lính bộ đội ta ngày xưa mà".
"Đúng thật nè. Bộ này ông ngoại với ông nội tớ cũng có. Ông tớ còn nâng niu nó lắm đấy!
". Phong tiếp lời.
"Ông nội với bố tớ cũng có!
". Phương tự hào nói.
"Bức hình này cậu mang đi làm gì thế Quân?". Trang bất ngờ chuyển chủ đề.
"Đây là hình chụp lúc ông tớ còn trẻ, và cũng là bùa hộ mệnh của tớ luôn. Đi đâu tớ cũng mang theo hết!
". Quân vỗ ngực tự hào với các bạn của mình.
Các bạn nghe Quân nói thì ồ lên đầy kinh ngạc và ngưỡng mộ.
Trong lúc các bạn còn đang mải mê với chuyện của Quân, Linh lại quay sang hỏi ông Kỳ. "Ông ơi, thế chuyện sau đó, ông kể tiếp cho bọn cháu nghe được không ạ?"
Ông Kỳ gật đầu, đôi mắt hướng về phía xa xa kể.
"Lúc ấy nhóm năm người kia nhìn ai cũng dính đầy máu trên người. Hơi thở mặc dù đứt quãng nhưng họ vẫn cố gắng cất lời cầu cứu những người đang có mặt ở buổi lễ tế ngày hôm đó.
Người bị thương nặng nhất trong năm người kia đã tử vong ngay tại chỗ sau khi cất lời cầu cứu khiến buổi tế lễ năm ấy phải ngưng lại toàn bộ. Bởi vì trong các nghi lễ tế thần, theo những gì mà cha ông trong làng truyền lại từ xa xưa, việc có người chết, người bị thương xuất hiện là một điềm báo không lành mà thần linh đang gửi đến cho dân làng.
Hồi ấy ta mới chỉ là một cậu nhóc mười tuổi, nào có hiểu mấy thứ đó là gì chú.
Ta chỉ biết rằng, có người bị thương trong địa phận của làng, cần phải chữa thương cho họ gấp. Càng để lâu càng nguy hiểm tới tính mạng.
Mà không ngờ tới là, sau khi đưa bốn người còn sống đang trong trạng thái còn chút hơi tàn kia vào làng chữa trị không lâu, một toán người cao lớn, tóc màu vàng và nâu, loại nào cũng có. Đôi mắt họ không có màu đen giống người ta, mà có màu nâu nhạt, màu xanh biển và cả màu vàng nhạt nữa. Lúc đó ta và người trong làng đều thấy nó thật thần kì.
Nhưng bốn người đàn ông mà bọn ta cứu về năm ấy lại nói đó là lũ giặc xâm lược, là bọn đế quốc Mĩ tàn ác đã nhấn chìm nhân dân ta trong biển lửa của
bom đạn. Chúng là kẻ cướp nước, hại dân, là kẻ thù của dân tộc Việt Nam. Chúng tàn ác hơn bất cứ những kẻ thù nào khác.
Điều đó làm bọn ta nhớ về lũ giặc Minh trong lời kể của tổ tiên mình. Một cảm xúc không rõ là gì bắt đầu nhen nhóm bên trong con người ta và cả những người khác ở trong làng. Chúng ta đều có chung một suy nghĩ rằng muốn được tự tay mình bắt những tên hung thần kia lại.
Nhưng bọn ta cũng lại thắc mắc, đây không còn là Đại Việt nữa sao?"
Nói đến đây ông Kỳ đừng lại một lát để lấy hơi. Xong xuôi rồi ông mới lại kể tiếp.
Nhớ khi ấy, ta còn hỏi họ: "Vua Hồ thất bại, quân Minh chiếm được nước ta rồi. Giờ lại đổi tên nước ta thành Việt Nam sao? Chúng ta vẫn chưa đánh đuổi được lũ giặc ấy sao?".
Người lính trẻ ấy chỉ bật cười rồi nhìn ta nói. "Cậu bé, cháu không biết sao? Năm 1427, quân Minh đã bị nước ta đánh bại hoàn toàn, năm 1428 vua Lê Thái Tổ đã lên ngôi. Trải qua mấy triều đại cứ hưng rồi thịnh, cứ độc lập rồi lại chống ngoại xâm rồi lại độc lập, dân tộc ta bây giờ đã đổi tên mới rồi, là Việt Nam đó. Kẻ thù của chúng ta bây giờ đã không còn là quân Minh nữa rồi cháu a"
Ta và những người trong làng đều bất ngờ. " Thế bây giờ kẻ thù của chúng ta là ai? Ai là vua của Việt Nam hiện tại.
"
Lần này tới lượt ba người đàn ông còn lại kia trả lời ta. Họ bảo rằng:
"Kẻ thù của chúng ta bây giờ chính là bọn giặc Mĩ ngoài kia, là những kẻ bán nước, cướp nước đang sử dụng bom đạn để làm hại dân ta đó cháu"
"Chúng ta của bây giờ đã chẳng còn vị vua nào đứng đầu cai trị nữa rồi. Thời đại đó đã kết thúc và được thay bằng một thể chế chính trị mới từ rất nhiều năm về trước rồi.
"
"Giờ chúng ta đã có một vị lãnh tụ tài ba, một người không có quyền lực lớn như vua nhưng lại có thể dẫn dắt chúng ta đánh thắng được kẻ thù xâm lược. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh đó cháu"
Sau đó, bốn người họ bắt đầu phổ biến rất nhiều về tình hình đất nước ta từ sau khi vua Hồ thất bại. Dạy bọn ta rất nhiều điều về thế giới ở bên ngoài ngọn núi này.
Cũng nhờ đó mà bọn ta dần ấp ủ trong tim mình một sự yêu kính mãnh liệt với vị lãnh tụ chỉ nghe tên chứ chưa gặp mặt của đất nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.